top of page

BÍ KÍP SỬ DỤNG CHATGPT HIỆU QUẢ TRONG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Đã cập nhật: 2 thg 10, 2023

Chắc hẳn ChatGPT không còn là một công cụ xa lạ với các anh chị nữa. Suốt thời gian qua, tất cả các kênh truyền thông, báo chí và mọi người ở khắp nơi trên thế giới đều nói về nó, trao đổi về nó như một thứ "cực kỳ mạnh mẽ" và cũng "cực kỳ nguy hiểm" tác động tới công việc và cuộc sống của chúng ta.


Có thể nói, ChatGPT được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, mảng thiết kế chương trình đào tạo có thể tận dụng được nhiều lợi thế từ công cụ này.


Công đã có cơ hội chia sẻ về việc ứng dụng ChatGPT trong thiết kế chương trình đào tạo dành cho các quản lý và chuyên viên phát triển chương trình tại Trường Đào tạo của Ngân hàng Vietinbank, các giảng viên đào tạo trong một chương trình huấn luyện chuyên sâu, các giáo viên từ Cộng giáo dục MEL. Các buổi chia sẻ này đã nhận được phản hồi rất tích cực, vì vậy, Công muốn tạo ra một series các bài viết để chia sẻ một số kinh nghiệm của mình để biến ChatGPT thành công cụ đắc lực trong thiết kế chương trình giảng dạy.

Hình ảnh một chương trình chia sẻ về ChatGPT

Bản thân Công đã bắt đầu nghiên cứu và sử dụng ChatGPT từ đầu tháng 1/2023. Thời điểm đó, IP Việt Nam vẫn bị chặn nên không có nhiều người sở hữu tài khoản (bây giờ thì quá phổ biến rồi). Công cũng đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ tích cực, phấn khích, tò mò đến việc hoang mang, sợ hãi, tiêu cực và tâm lý phụ thuộc vào ChatGPT. Đến giờ thì mọi thứ đã ổn định hơn và bản thân mình đã biết cách để "làm chủ" nó thay vì để nó "làm chủ" mình như trước.


ChatGPT là công cụ rất mạnh mẽ, hữu ích và được cập nhật, cải tiến chất lượng cực kỳ nhanh chóng so với thời điểm mới ra mắt. Nếu biết cách dùng, ChatGPT có thể giúp chúng ta tăng X3-X5 lần hiệu suất và hiệu quả công việc, đặc biệt với những người đang làm công tác đào tạo, giảng dạy hoặc thiết kế chương trình.


Có rất nhiều thứ liên quan đến thiết kế chương trình mà ChatGPT có thể hỗ trợ, ví dụ:

  • Xây dựng đề cương khoá học/chương trình đào tạo

  • Viết các mục tiêu học tập

  • Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhu cầu đào tạo

  • Xây dựng kịch bản nội dung các khoá học e-learning

  • Viết phần kịch bản dẫn dắt các nội dung

  • Viết case-study tình huống, các ví dụ thực tế sử dụng trong khoá học

  • Thiết kế các hoạt động học tập

  • Thiết kế các hoạt động đánh giá hiệu quả

  • Thiết kế các bài kiểm tra, đề thi, câu hỏi,...

  • Thu thập một ngân hàng các ý tưởng nội dung đào tạo

  • Chuyển những nội dung chuyên môn, phức tạp trở thành những nội dung đơn giản, dễ hiểu và thú vị

  • ...

ChatGPT là một công cụ mạnh mẽ, nhưng nếu không biết cách đặt câu hỏi, bạn có thể không thể khai thác hết sức mạnh tiềm năng của công cụ này

Kỹ năng quan trọng nhất cần có để khai thác sức mạnh của ChatGPT là việc đặt câu hỏi đúng. Chỉ cần làm được việc đó thì chúng ta sẽ biến ChatGPT thành công cụ đắc lực cho công việc và cuộc sống của mình.


Có 6 nguyên tắc đặt câu hỏi theo kinh nghiệm của mình và dựa trên gợi ý từ những người đã sử dụng ChatGPT hiệu quả:

  1. Rõ ràng & cụ thể

  2. Ngắn gọn & tập trung ý chính

  3. Đúng ngữ pháp & cấu trúc câu

  4. Cung cấp bối cảnh

  5. Đặt câu hỏi mở

  6. Đào sâu

Trong 6 nguyên tắc trên, nguyên tắc 4 và 6 là QUAN TRỌNG NHẤT. Mình cần cung cấp bối cảnh rất chi tiết và liên tục đặt các câu hỏi để đào tạo một chủ đề cụ thể trong cùng một luồng tin nhắn trao đổi, từ đó những gì mà ChatGPT cung cấp sẽ rất giá trị thay vì chỉ một kết quả chung chung.


Công có tìm kiếm được 1 tài liệu hữu ích là 75 câu lệnh sử dụng trong việc thiết kế chương trình đào tạo. Công đã dịch sang tiếng việt và muốn chia sẻ với mọi người. Anh chị em có thể tham khảo:

Mặc dù ChatGPT là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ, có 1 điều mà ChatGPT không thể làm thay chúng ta - Những người làm thiết kế chương trình, và đó cũng là điều khác biệt để chúng ta luôn tạo được giá trị thực sự cho từng chương trình mà mình thiết kế. Đó chính là việc khảo sát và hiểu rõ đối tượng học viên, công việc và bối cảnh của họ, vấn đề họ gặp phải trong thực tế, kỳ vọng mong muốn của họ, kết quả đầu ra của chương trình đào tạo cần đạt được.


Chỉ khi làm tốt những điều trên thì lúc sử dụng ChatGPT để gợi ý các nội dung chi tiết, chúng ta mới có thể thu lượm được nhiều giá trị hữu ích.

Lưu ý quan trọng:

1. Nên sử dụng tiếng Anh để trò chuyện và tương tác
2. Đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng và có chủ đích (nên hỏi tiếp các câu hỏi follow-up đào sâu)
3. Cần kiểm chứng lại kết quả trả lời, đặc biệt là với các nội dung chuyên sâu). Lý do làm vậy là vì tính chính xác của thông tin trả lời bởi ChatGPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn thông tin mà nó đã học, cấu trúc của câu hỏi và tình trạng cập nhật của nguồn dữ liệu. Do đó, không thể đảm bảo rằng tất cả thông tin trả lời bởi ChatGPT luôn chính xác và đáng tin cậy.
4. Sử dụng như một công cụ hỗ trợ, không phải để THAY THẾ (không phụ thuộc). Chúng ta sẽ luôn cần phân tích, đánh giá, lựa chọn và là người quyết định cuối cùng thay vì phụ thuộc hoàn 

Trong các bài viết tiếp theo, Công sẽ chia sẻ những ứng dụng cụ thể, kèm theo các ví dụ minh hoạ trực quan để anh chị có thể tham khảo. Từ đó, hỗ trợ quá trình thiết kế các khoá học của mình để đạt hiệu quả cao nhất và tốn ít công sức nhất.


Đỗ Thành Công

Certified Instructional Design & Virtual Training, ATD





Commentaires


Để nhận những bí quyết giảng dạy trực tuyến hiệu quả, hãy đăng ký ngay tại đây

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận thông tin

© 2023 by Đỗ Thành Công

0984.975.164

Cầu Giấy, Hà Nội

  • LinkedIn
  • Youtube
  • Facebook
bottom of page